Home » Bệnh mất ngủ » Top 14 loại thuốc nam trị mất ngủ phổ biến hiện nay

Top 14 loại thuốc nam trị mất ngủ phổ biến hiện nay

27/05/2024

Nhiều người đã tìm tới các cây thuốc nam trị mất ngủ để tìm lại giấc ngủ vẹn tròn. Nếu có cùng nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này hãy tham khảo bài viết ngay dưới đây.

1. Ưu, nhược điểm của thuốc nam trị mất ngủ

Mất ngủ khiến bạn luôn trong trạng mệt mỏi, dễ nóng giận, mất tập trung, ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Khi gặp phải tình trạng này nhiều người tìm tới thuốc nam trị bệnh mất ngủ bởi những ưu điểm mà nó đem lại:

  • Có thành phần từ thiên nhiên nên khá lành tính.
  • Nhiều loại thảo dược có thể dễ dàng tìm mua với giá rẻ hoặc tìm thấy trong căn bếp, vườn nhà.
  • Có thể áp dụng ngay tại nhà.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị nên không phù hợp với những người bận rộn.
  • Tác dụng thường chậm.
  • Chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ.

thuốc nam trị mất ngủ

2. Tham khảo 14 loại thuốc nam trị mất ngủ

Có nhiều cách trị mất ngủ bằng thuốc nam. Bạn có thể lựa chọn một hoặc một vài cách dưới đây.

2.1. Tâm sen trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam

Tâm sen là mầm nằm giữa hạt sen, là một vị phổ biến trong các bài thuốc chữa mất ngủ bằng đông y. Tâm sen giúp xoa dịu tâm trạng, giảm mệt mỏi, thư giãn hệ thần kinh và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Theo nghiên cứu, trong tâm sen có chứa Alcaloid, Flavonoid, acid amin giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tốt cho giấc ngủ. Tâm sen giúp kích thích sản sinh melatonin tạo cảm giác buồn ngủ.

Cách sử dụng: Có 2 cách sử dụng tâm sen. Một là hãm 3g tâm sen khô với nước uống thay trà. Cách thứ hai là lấy 5g tâm sen tươi nấu với 100g gạo tẻ thành cháo để ăn (có thể cho thêm đường hợp khẩu vị).

2.2. Long nhãn

Long nhãn có tính bình, vị ngọt, tác động vào kinh tâm và tỳ. Đông y cho rằng long nhãn giúp bổ tâm ích tỳ, dưỡng huyết. Từ đó giúp an thần, hỗ trợ giấc ngủ, giảm tình trạng mệt mỏi.

Cách sử dụng:

  • Long nhãn, Thục địa: mỗi loại 16g
  • Đương quy, Hoàng kỳ: mỗi loại 12g

Sắc nguyên liệu mỗi ngày 1 thang, chắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.

Long nhãn trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam

2.3. Lá đinh lăng – Một trong những loại lá cây chữa mất ngủ

Bạn có thể tìm thấy loại cây này được trồng làm cảnh ở nhiều gia đình Việt. Đinh lăng cũng được dùng như một loại rau sống ăn kèm với một số món ăn. Khả năng chống oxy hóa, chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh của đinh lăng giúp nó có khả năng cải thiện tình trạng mất ngủ.

Cách sử dụng: Có thể dùng lá đinh lăng như một loại rau sống ăn kèm hoặc dùng để kho với cá, rán với trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 10g lá đinh lăng để hãm trà.

2.4. Cây trinh nữ – Cây thuốc nam chữa mất ngủ kinh niên

Cây trinh nữ hay cây xấu hổ, cây mắc cỡ… thường mọc dại ở ven đường. Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Loại thảo dược này có tính hàn, vị ngọt, giúp giảm đau, làm dịu thần kinh. Với khả năng an thần, cây trinh nữ là mẹo chữa mất ngủ dân gian.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch, phơi khô cành và lá cây xấu hổ.
  • Rang vàng cây xấu hổ.
  • Mỗi lần nấu 12g cây xấu hổ với nước uống trong ngày.

2.5. Cây xạ đen

Cây xạ đen còn có tên gọi khác là bạch vạn hoa, đồng triều. Loại cây này giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng tuần hoàn máu, giảm chóng mặt, suy nhược thần kinh, trị mất ngủ.

Cách sử dụng:

  • Phơi khô rồi sao vàng hạ thổ 100g xạ đen.
  • Rồi đun sôi xạ đen với nước trong 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống nóng sau ăn 30 phút.

Cây xạ đen trị mất ngủ

2.6. Củ bình vôi – Cây thuốc nam trị bệnh mất ngủ

Cây bình vôi còn có tên gọi khác là tử nhiên, cà tom, ngải tượng. Theo y học cổ truyền, loại cây này giúp an thần nên có thể xuất hiện trong các bài thuốc nam trị mất ngủ. Y học hiện đại cho rằng trong củ bình vôi có chứa Rotundin giúp an thần, điều hòa hoạt động hệ tim mạch, hô hấp, hỗ trợ trị mất ngủ ban đêm.

Cách sử dụng:

  • Nghiền củ bình vôi thành bột rồi ngâm với rượu gạo. Tỉ lệ ngâm là 1 phần bột với 5 phần rượu.
  • Đậy kín nắp bình trong 1 tuần là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 5ml rượu củ bình vôi.

2.7. Cây lạc tiên

Nhắc tới thuốc nam trị mất ngủ kinh niên không thể quên cây lạc tiên (hay còn gọi là cây lồng đèn, cây hồng tiên…). Trong loại cây này chứa Cyanohydrin Glycoside, Sulphate Ester, Tetraphyllum, Alkaloid… được cho là giúp giải tỏa căng thẳng, an thần, giảm mệt mỏi… Từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, loại cây này còn giúp tiêu viêm, thanh nhiệt.

Cách sử dụng: Có 2 cách dùng cây lạc tiên cho người mất ngủ. Một là dùng lá và ngọn cây lạc tiên tươi như một loại rau để nấu canh. Cách thứ hai là lấy 15g cây lạc tiên khô hãm uống thay trà.

2.8. Táo nhân

Táo nhân hay toan táo nhân có nhiều tác dụng. Một trong số đó là khả năng hỗ trợ an thần, giảm tình trạng khó ngủ, đổ mồ hôi, hay mê sảng, hay bồn chồn.

Cách sử dụng: Dùng 15g táo nhân đã sao thơm hãm với nước uống thay trà.

Táo nhân trị mất ngủ

2.9. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm còn gọi là tang diệp, giúp giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần. Loại lá này có vị ngọt, tính đắng. Trong lá chứa tinh dầu, Flavonoid, vitamin B, C, D, caroten, coumarin,…

Cách sử dụng:

  • Lấy 50g lá dâu tằm tươi rửa sạch, để ráo.
  • Sau đó đun sôi lá dâu tằm với 2 lít nước trong 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống hàng ngày.

2.10. Lá vông – Lá thuốc nam trị mất ngủ

Cây vông hay cây hải đồng bì, cây vông nem… là một trong những cây thuốc nam trị mất ngủ. Hoạt chất Alkaloid và Saponin trong loại cây này giúp an thần, ổn định hệ thần kinh.

Cách sử dụng: Lá vông cũng được dùng theo 2 cách như cây lạc tiên là nấu canh hoặc uống thay trà. Ngoài ra cũng có thể kết hợp lá vông với các loại dược liệu khác theo cách dưới đây:

  • Lá vông: 20g
  • Cây lạc tiên: 40g
  • Lá dâu tằm: 10g

Rửa sạch, để ráo, phơi trong bóng râm tất cả các nguyên liệu. Cho nguyên liệu vào nấu với 1 lít nước đun với lửa nhỏ trong 10 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày.

2.11. Nụ hoa tam thất

Nụ hoa tam thất có chứa nhiều hoạt chất như Ginsenoside, Phenylalanine, Valin… Những chất này giúp tăng tuần hoàn máu não, giảm mệt mỏi, ổn định huyết áp.  Sở dĩ lấy nụ thay vì khi đã nở bung vì trong nụ sẽ chứa nhiều dược chất hơn.

Cách sử dụng: Điều trị chứng mất ngủ bằng thuốc nam từ hoa tam thất có thể theo 2 cách sau. Một là dùng hoa tam thất tươi để nấu canh, xào thịt, hầm xương… Hai là cũng có thể dùng 10 nụ hoa tam thất khô để pha trà.

Nụ hoa tam thất trị mất ngủ

2.12. Cây nữ lang

Một trong các loại cây thuốc nam trị mất ngủ phải kể đến cây nữ lang. Loại cây này chứa hàm lượng lớn axit Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Các thành phần này giúp giảm căng thẳng, an thần.

Cách sử dụng: Lấy rễ nữ lang khô hãm với nước uống thay trà.

2.13. Đan sâm

Nhắc tới uống thuốc nam trị mất ngủ không thể quên Đan sâm. Loại dược liệu này có tính hơi hàn, vị đắng, giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, an thần, dễ ngủ.

Cách sử dụng:

  • Đan sâm, Đại táo, Bạch thược, Mạch môn, Ngưu tất, Huyền sâm, hạt muỗng sao: mỗi loại 12g.
  • Dành dành, Toan táo nhân: 8g

Sắc các nguyên liệu tới khi còn 1/2 lượng nước thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống trong ngày.

2.14. Viễn chí

Viễn chí có vị đắng, tính ôn, tác động vào kinh tâm, thận. Người bị mất ngủ khi sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cách sử dụng:

  • Viễn chí, Thạch xương bồ: mỗi loại 20g.
  • Nhân sâm, Phục linh: mỗi loại 30g.

Sấy khô nguyên liệu rồi tán bột làm thành viên hoàn. Chia làm 7 ngày, mỗi ngày uống 1 lần.

Viễn chí thuốc nam trị mất ngủ

3. Một số lưu ý

Khi điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc nam, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Áp dụng các cách trên như một biện pháp hỗ trợ đối với trường hợp nhẹ.
  • Hiệu quả đạt được tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nhưng thông thường phải mất nhiều thời gian mới phát huy tác dụng.
  • Đôi khi tình trạng mất ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và việc sử dụng đơn độc một vị dược liệu không phát huy tác dụng. Lúc này cần kết hợp các loại thảo dược với nhau mà không phải bất kỳ người dùng nào cũng có đủ kiến thức để kết hợp đúng vị dược liệu.
  • Không sử dụng loại thảo dược mà cơ thể bị mẫn cảm.
  • Dược tính trong các loại thảo dược kể trên có thể bị thay đổi do quá trình chế biến. Do đó, người sử dụng cần phải nắm đúng được cách xử lý thảo dược.
  • Khi mua dược liệu sẵn cần kiểm tra thật kỹ đã tránh nhầm lẫn dược liệu hoặc chất lượng dược liệu không đảm bảo.
  • Sau một thời gian sử dụng nếu tình trạng mất ngủ không có chuyển biến tốt hãy xem xét lựa chọn phương pháp khác.

Hy vọng bài viết đã mang tới những thông tin hữu ích dành cho bạn. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ.

XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

6 lý do người mất ngủ, khó ngủ nên chọn An thần ngủ ngon Tâm Bình

Với ưu điểm an toàn, lành tính, hiệu quả, An thần ngủ ngon Tâm Bình từ lâu đã trở thành…

Ngủ không sâu giấc – Nguyên nhân và cách khắc phục

Thường xuyên ngủ không sâu giấc khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, khó tập trung làm việc là…

Mất ngủ nên làm gì? Thực hiện ngay những phương pháp sau đây

Trằn trọc, khó ngủ không chỉ là nỗi ám ảnh của người già. Ngày nay, khi cuộc sống nhiều áp…

Sau sinh bị mất ngủ có đáng lo ngại không? Giải pháp nào cải thiện?

Sau sinh bị mất ngủ là tình trạng không hiếm gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của sản…

Mẹo chữa mất ngủ dân gian an toàn, hiệu quả

Sử dụng thuốc trong điều trị mất ngủ lâu ngày có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc và ảnh…

0343446699