Home » Suy nhược thần kinh » Suy nhược thần kinh: Triệu chứng – nguyên nhân – cách điều trị hiệu quả

Suy nhược thần kinh: Triệu chứng – nguyên nhân – cách điều trị hiệu quả

28/05/2024

Áp lực cuộc sống khiến chứng suy nhược thần kinh xuất hiện ngày càng phổ biến. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy, suy nhược thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng thế nào? Cách điều trị ra sao?

1. Suy nhược thần kinh là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh là nhóm bệnh thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây nên. Khi đó, những dòng thông tin, dòng xung đột không được sàng lọc qua màng lưới thân não dồn lên vỏ não. Tình trạng này khiến vỏ não không thể chịu đựng được, lâu dần gây “quá tải” và suy yếu.

Trong thời buổi hiện đại, cuộc sống nhiều áp lực thì bệnh suy nhược thần kinh ngày càng phổ biến. Theo thống kê mỗi năm của khoa thần kinh và tâm thần, số lượng bệnh nhân bị suy nhược thần kinh đến khám chiếm 60 – 70%. Trong đó, đa số người bệnh là tuổi lao động trí óc (20 – 40 tuổi).

Thống kê về suy nhược thần kinh

2. Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh

Nhiều người băn khoăn không biết mình có đang mắc bệnh suy nhược thần kinh hay không? Để biết chính xác thì người bệnh có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau:

2.1. Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ

Mất ngủ, khó ngủ không chỉ là dấu hiệu mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Khi thần kinh bị suy nhược, giấc ngủ của bạn sẽ bị rối loạn. Người bệnh thường có biểu hiện khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc nhưng không ngủ lại được.

suy nhược thần kinh

2.2. Mệt mỏi, uể oải

Mệt mỏi, uể oải, mất tập trung là biểu hiện phổ biến ở những người bị suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, triệu chứng này khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý khác hoặc mệt mỏi thông thường.

Người bệnh thường có cảm giác thiếu sức sống, tay chân không muốn làm việc, đầu óc không tập trung.

2.3. Nhức đầu, đau đầu

Người bệnh có cảm giác đầu óc nặng, nhất là ở vùng trán và hai bên thái dương. Ban đầu, triệu chứng đau nhức có thể xuất hiện với tần suất ít nhưng nếu không được thăm khám và điều trị thì bệnh ngày càng nghiêm trọng. Triệu chứng đau nhức có thể diễn ra liên tục, thậm chí suốt cả ngày.

Triệu chứng đau đầu này có thể tăng lên rõ rệt khi người bệnh làm việc căng thẳng hoặc xúc động. Nếu được nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện.

2.4. Khó kiểm chế được cảm xúc

Người bệnh dễ bị kích thích tâm lý, dễ nóng nảy, gắt gỏng và có phản ứng thái quá. Không những vậy, người bị suy nhược còn có tâm lý suy nghĩ thái quá, gặp chuyện gì cũng nghiêm trọng vấn đề.

Dễ kích động

Ngoài những biểu hiện kể trên thì người bệnh còn gặp phải triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, mỏi cổ… Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện này thì nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

2.5. Rối loạn thần kinh thực vật

Mạch đập không ổn định, lúc nhanh lúc chậm, huyết áp lúc thấp lúc cao, có triệu chứng đánh trống ngực, thân nhiệt tăng giảm.

3. Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Thống kê tại Việt Nam cho thấy, có tới 3 – 4% dân số mắc suy nhược thần kinh. Điều đáng nói, số liệu này không ngừng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, gặp ở cả lứa tuổi học sinh.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng này, có thể kể đến như:

3.1. Mất ngủ kéo dài

Như đã chia sẻ ở trên, mất ngủ vừa là biểu hiện vừa là nguyên nhân gây bệnh. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không đủ giấc, khó ngủ… não bộ sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc và có khả năng gây suy nhược thần kinh.

3.2. Căng thẳng, stress quá độ

Đây là nguyên nhân phổ biến hiện nay gây ra hội chứng suy nhược cơ thể lẫn thần kinh. Nhiều người bị căng thẳng do công việc, học tập, mâu thuẫn gia đình, tài chính…. Tất cả đều ảnh hưởng đến thần kinh.

3.3. Bị tác động bởi cú sốc tâm lý mạnh

Gặp một cú sốc tâm lý nào đó vượt ngưỡng chịu đựng của một người và kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy nhược tinh thần.

3.4. Thiếu hụt hormone dẫn truyền thần kinh

Sự thiếu hụt serotonin (một trong những hormone hạnh phúc) có mối liên quan chặt chẽ với suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu.

Hoạt động của các tế bào thần kinh chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp chất dẫn truyền thần kinh để truyền tin và thực hiện các nhiệm vụ cơ bản. Khi cơ thể thiếu hụt serotonin có thể làm mất khả năng suy nghĩ, xử lý thông tin. Lâu dài sẽ gây suy nhược thần kinh và nhiều rối loạn tâm thần khác.

3.5. Tác động từ môi trường xung quanh

Tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, không khí, môi trường làm việc căng thẳng, không lành mạnh…. Tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân khiến tinh thần bị suy nhược.

3.6. Do mắc phải bệnh lý

Nếu chẳng may mắc phải bệnh lý như chấn thương sọ não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, xơ vữa động mạch…. Những bệnh này thường kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, lo âu, căng thẳng. Tình trạng này cũng được xem là yếu tố khiến tinh thần bị suy nhược.

Ngoài ra, những người ăn uống thiếu khoa học, không đảm bảo chất dinh dưỡng… Hay có lối sống thiếu khoa học, dùng các chất kích thích… có thể âm thầm gây suy nhược thần kinh.

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:

  • Người thường xuyên có biểu hiện căng thẳng;
  • Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm;
  • Người lớn tuổi;
  • Người đang lao động trí óc, làm việc trong môi trường áp lực;
  • Gia đình có người mắc suy nhược thần kinh;
  • Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng.

5. Hệ lụy khôn lường từ suy nhược thần kinh

Nhiều người nghĩ rằng suy nhược thần kinh không phải là bệnh nguy hiểm nên chủ quan, không điều trị tích cực. Việc trì hoãn hoặc không điều trị về lâu dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể:

  • Mất ngủ: Hệ lụy thể hiện rõ nhất mà những người mắc bệnh này đang phải gánh chịu. Người bệnh thường khó ngủ, mất ngủ triền miên.
  • Mệt mỏi, uể oải: Không có năng lượng và khả năng tập trung để làm việc gì, chân tay mỏi rời.
  • Có nguy cơ trầm cảm: Suy nhược thần kinh kéo dài sẽ khiến người bệnh liên tục trong trạng thái bất an, dễ xúc động, không kiểm soát được cảm xúc. Tình trạng này khiến bạn có nguy cơ rơi vào trầm cảm.
  • Có thể tự sát: Khi sức khỏe suy kiệt, tâm lý bất ổn, người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực, thái quá. Điều đó dễ sinh ý nghĩ tự sát, kết liễu đời mình.

Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cả cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Vì vậy, hãy điều trị bệnh khi phát hiện, càng sớm càng tốt.

Dễ có ý định tự sát

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Phương pháp chẩn đoán suy nhược thần kinh chủ yếu thông qua lâm sàng, cụ thể:

  • Bác sĩ trò chuyện khai thác những sang chấn, tổn thương trong quá khứ hay vấn đề người bệnh đang gặp phải.
  • Khai thác triệu chứng đang gặp phải, tiền sử sức khỏe gia đình, những loại thuốc đang sử dụng.
  • Tùy từng trường hợp có thể kiểm tra thể chất hoặc một vài xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh lý liên quan.

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân và có phương pháp điều trị, tùy thuộc vào từng trường hợp.

7. Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh hiện nay

Theo chuyên gia thần kinh, hai phương pháp điều trị chính hiện nay là liệu pháp tâm lý và thuốc. Dưới đây là những thông tin về từng phương pháp, Ban biên tập chúng tôi xin cung cấp để độc giả tham khảo.

7.1. Liệu pháp tâm lý

Tại Việt Nam, việc điều trị tâm lý chưa được phổ biến. Vì vậy, nhiều người bệnh chưa hiểu rõ hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, liệu pháp tâm lý được đánh giá là đúng đắn, hiệu quả và khoa học.

Hỗ trợ tâm lý (hay liệu pháp trò chuyện) là biện pháp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý giúp người bệnh giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống. Từ đó, cân bằng tâm lý và giúp chữa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập như thiền, yoga, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Thực hiện những bài tập này kết hợp chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh sẽ giải phóng được căng thẳng, lo âu. Từ đó, cải thiện suy nhược thần kinh.

Liệu pháp tâm lý được đánh giá cao trong điều trị suy nhược thần kinh
Liệu pháp tâm lý được đánh giá cao trong điều trị suy nhược thần kinh

7.2. Điều trị bằng thuốc tây

Bên cạnh liệu pháp tâm lý, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tây tương ứng. Dưới đây là những loại thuốc thường đươc bác sĩ chỉ định như:

  • Dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não: Các loại thuốc thường được chỉ định như Ginkgo, Biloba, Piracetam… có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông não, giảm triệu chứng đau đầu, mất ngủ.
  • Thuốc an thần: Nhóm thuốc có tác dụng điều hòa sự ổn định của trung ương thần kinh, giảm cảm giác căng thẳng, mệt mỏi từ công việc, cuộc sống. Khi sử dụng nhóm thuốc này, người bệnh cần lưu ý dùng theo chỉ định, tránh tình trạng lạm dụng.
  • Các loại vitamin: Nhóm này cung cấp vi lượng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất cho cơ thể, ổn định sức khỏe.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Sử dụng cho những trường hợp mắc các bệnh lý có biểu hiện đau nhức, khó chịu như bệnh xương khớp, gout, dạ dày…. Loại thuốc được chỉ định chủ yếu là paracetamol giúp giảm đau.

7.3. Cải thiện suy nhược cơ thể bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Để cải thiện suy nhược thần kinh, bên cạnh liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc, người nên chú ý chế độ sinh hoạt của mình như sau:

  • Rèn luyện thể thao đều đặn ít nhất 30 phút và tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… giúp giảm bớt căng thẳng, tăng cường sức khỏe.
  • Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và duy trì thói quen ngủ sớm, cố định vào một giờ. Nên tạo môi trường thoáng mát, yên tĩnh, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn để có giấc ngủ ngon.
  • Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, chất gây nghiện.
  • Hạn chế xem tivi, sử dụng điện thoại hay thiết bị điện tử nào trước khi đi ngủ.

8. Người bị suy nhược thần kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới người mắc hội chứng bệnh này. Vì vậy, người bệnh nên chú ý tới dinh dưỡng hàng ngày. Vậy, đâu là thực phẩm người bệnh nên ăn và nên kiêng?

8.1. Thực phẩm nên ăn

  • Bí đỏ: Trong bí đỏ chứa acid glutamic và trytophan có tác dụng trong việc dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Nho, mâm xôi, việt quất, cải xoăn, bông cải xanh…
  • Socola: Có chứa flavonoid – chất giúp giảm căng thẳng, stress, chống oxy hóa và bảo vệ các dây thần kinh.
  • Các loại hải sản: Như cá mòi, sò huyết, hàu… chứa magie, selen. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucid và lipid cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh. Đồng thời, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Vitamin nhóm B: Có tác dụng cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3: Như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu vừng… có tác dụng tốt cho trí não, cung cấp năng lượng cho tế bào thần kinh.
Bí đỏ chứa trytophan có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ
Bí đỏ chứa trytophan có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ

8.2. Thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có lợi sức khỏe, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm sau:

  • Các đồ uống chứa cafein: Chất kích thích dẫn đến mất ngủ khiến tăng huyết áp, tim đập nhanh…
  • Thuốc lá, rượu bia: Tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, tim mạch, tăng hưng phấn, khó kiểm soát được cảm xúc.
  • Đồ ăn nhanh và thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ: Không tốt cho tuần hoàn máu và tim mạch.

9. Cách phòng ngừa bệnh

Ngoài việc điều trị, phòng ngừa suy nhược thần kinh cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý chuyên gia khuyên bạn:

  • Duy trì lối sống lành mạnh, cụ thể chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Tránh lạm dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu, thuốc lá, các loại thuốc gây nghiện.
  • Học cách quản lý công việc, cuộc sống hàng ngày để giảm căng thẳng, áp lực.
  • Duy trì mối quan hệ với xã hội, giao tiếp bạn bè, người thân để giảm cô đơn, cải thiện tinh thần.
  • Trong trường hợp nếu nhận thấy có biểu hiện suy nhược thần kinh hãy tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bạn đọc vừa tìm hiểu những thông tin xoay quanh về vấn đề suy nhược thần kinh. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào về bệnh, vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ, tư vấn. Hãy chủ động thăm khám và điều trị tích cực khi có biểu hiện của bệnh. Bởi, chủ quan, không điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Suy nhược thần kinh nên ăn gì? Top 13 thực phẩm XÓA SỔ mệt mỏi, căng thẳng

 Suy nhược thần kinh nên ăn gì là vấn đề được người bệnh quan tâm. Bởi ăn uống đúng cách,…

6 Phương pháp chữa suy nhược thần kinh phổ biến

Suy nhược thần kinh là trạng thái căng thẳng quá mức mà người bệnh không thể kiểm soát. Bệnh gây…

0343446699