Home » Rồi loạn lo âu » Chuyên gia giải đáp: Rối loạn lo âu chữa được không? Cách điều trị thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Rối loạn lo âu chữa được không? Cách điều trị thế nào?

28/05/2024

Hỏi: “Công việc kinh doanh nhiều năm nay khiến tôi thường xuyên bị áp lực, căng thẳng. Cũng vì vậy, từ lúc nào không hay tôi bị chứng rối loạn lo âu. Mặc dù đã tích cực điều trị nhưng biểu hiện lo lắng quá mức vẫn diễn ra. Vậy, tôi xin hỏi bệnh rối loạn lo âu chữa được không?” – Thắc mắc của anh Nguyễn Văn Long, 40 tuổi, Hải Phòng.

Trả lời:

Cảm ơn anh Nguyễn Văn Long đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Với câu hỏi “rối loạn lo âu có chữa được không”, Ban biên tập chúng tôi xin được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bài viết đã được tham vấn chuyên gia TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, hi vọng sẽ giúp anh Long cũng như độc giả có thêm thông tin về bệnh.

1. Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu là rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm các triệu chứng thần kinh tự chủ như vã mồ hôi, đau đầu, khô miệng, khó chịu, bứt rứt, ngồi không yên một chỗ.

Mặc dù đây là bệnh lý thế nhưng nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ là lo âu thông thường. Vì vậy, người bệnh cần phân biệt rõ ràng. Theo các chuyên gia, người bệnh nên dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài…

Rối loạn lo âu khác với sự lo lắng thông thường ở chỗ, nỗi lo của bạn có sự ảnh hưởng lớn đến các khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Hơn nữa, những nỗi lo lắng có thể không hợp lý so với thực tế, tần suất nỗi lo xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh thường có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng.

Xem thêmRối loạn lo âu là gì? – Chuyên gia phân tích nguyên nhân gây bệnh

2. Hội chứng rối loạn lo âu chữa được không?

Câu trả lời là có. Rối loạn lo âu sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp bằng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu như được quan tâm và điều trị tích cực thì bệnh hoàn toàn có thể chữa dứt điểm.

Như đã chia sẻ ở trên, bản chất của hội chứng này là sự lo lắng quá mức và kéo dài. Khi bị chứng rối loạn lo âu, não bộ của bạn sẽ mất cân bằng với các chất dẫn truyền thần kinh (cụ thể là serotonin, dopamine, norepinephrine, GABA). Trong khi đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu có thể giúp não bộ có khả năng sản xuất và điều hòa sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh này.

Rối loạn lo âu có chữa được không

Tóm lại, hội chứng rối loạn lo âu không thể tự khỏi nhưng hoàn toàn có thể chữa được. Thông thường, hội chứng có thể chữa nếu kết hợp giữa thuốc, tâm lý trị liệu và các phương pháp hỗ trợ khác. Điều quan trọng là người bệnh phải kiên trì và có sự hỗ trợ của người thân, gia đình.

Vì vậy, anh Long và độc giả nếu đang mắc bệnh lý này đừng lo lắng. Hãy tích cực thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát nỗi lo âu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

3. Cách điều trị rối loạn lo âu như thế nào?

Có 2 phương pháp điều trị chính chứng rối loạn lo âu là dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 hoặc kết hợp, tùy vào từng trường hợp.

3.1. Sử dụng thuốc tây chữa rối loạn lo âu

Đối với những bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu nặng hoặc kèm triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc. Thuốc tây có tác dụng duy trì nồng độ serotonin trong não ổn định, giảm triệu chứng lo âu tổng quát. Phương pháp này thường chỉ định đi kèm với tâm lý trị liệu.

Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh rối loạn lo âu:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Là loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng khá thường xuyên để điều trị triệu chứng lo lắng thái quá. Thuốc hoạt động bằng cách tăng serotonin trong não giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, mức năng lượng cơ thể. Các loại thuốc SSRI phổ biến như Escitalopram, Sertraline, Fluxetine…
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm, thường được bác sĩ chỉ định. Cũng như thuốc SSRI, nhóm thuốc này có tác dụng chậm hơn, trung bình sẽ mất từ 4 – 12 tuần để có tác dụng.
  • Thuốc chẹn Beta: Thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao hay triệu chứng thể chất của lo âu cấp tính như nhịp tim nhanh, tức ngực.
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase: Giống như các loại thuốc trầm cảm, nhóm thuốc này hoạt động bằng cách cân bằng chất dẫn truyền thần kinh não, cải thiện mức độ tâm trạng.

*/Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc dùng. Bởi, nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến

3.2. Tâm lý trị liệu

Liệu pháp tâm lý là phương pháp được áp dụng trong điều trị chứng rối loạn tâm thần kinh, trong đó có rối loạn lo âu. Đây cũng là cách chữa rối loạn lo âu trầm cảm thường được áp dụng.

Liệu pháp tâm lý nhằm mục đích:

  • Giúp bạn hiểu bản thân mình hơn;
  • Giúp người bệnh giải quyết những cảm xúc phức tạp hoặc tìm cách sống chung với những cảm xúc đó.
  • Cho bạn khoảng thời gian, không gian an toàn để nói chuyện, trao đổi với một người không phán xét bạn.
  • Liệu pháp tâm lý giúp bạn quản lý căng thẳng từ chuyên gia, từ đó hạn chế những yếu tố kích thích lo âu tiềm ẩn. Đồng thời, giúp người bệnh vượt qua chứng rối loạn lo âu dễ dàng.

Để thực hiện hiện liệu pháp tâm lý, điều người bệnh cần dùng là sẵn sàng chia sẻ tâm lý của mình, bao gồm suy nghĩ, cảm xúc, những vấn đề đang gặp phải trong cuộc sống.

Tâm lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu

3.3. Phương pháp thiền định giảm lo âu

Lo âu, trầm cảm đang hoành hành trong thế giới của chúng ta. Để cải thiện tình trạng này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã công nhận thiền định có tác dụng rất tốt với sức khỏe tâm thần. Kết quả đã chỉ ra, tập thiền giúp giảm căng thẳng, lo âu, đồng thời giảm các triệu chứng và suy nghĩ tiêu cực.

Thiền là phương pháp thực hành đơn giản, bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi. Không cần một công cụ nào, chỉ với bước đơn giản này đã giúp bạn thư giãn tâm hồn, thoải mái đầu óc.

Cách thực hiện thiền định như thế nào:

  • Tìm một nơi yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống, nếu bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nhắm mắt và thở chậm. Hít vào và thở ra thật sâu. Tập trung vào hơi thở của bạn.
  • Nếu một ý nghĩ xuất hiện, hãy để nó qua đi, tập trung chú ý vào nhịp thở của bạn.
  • Hãy bắt đầu bằng cách thiền từ 3 – 5 phút trước khi ngủ. Theo thời gian, từ từ tăng thời gian lên 15 – 20 phút. Bạn sẽ tìm lại những suy nghĩ lạc quan, tích cực trong cuộc sống.
Thiền định giảm lo âu, căng thẳng
Thiền định giảm lo âu, căng thẳng

3.4. Chữa rối loạn lo âu bằng yoga

Nếu bạn đang gặp phải hội chứng lo âu, căng thẳng hãy tìm đến phương pháp yoga. Yoga không chỉ mang lại những lợi ích về thể chất mà còn giúp xoa dịu tâm trạng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Đây cũng chính là cách hay giúp bạn đối phó với cảm xúc và hội chứng lo âu.

Các bài tập yoga giúp bạn thư giãn bằng việc chú ý đến hơi thở qua từng động tác và biết kỹ thuật thở đúng cách. Từ đó, mà những lo âu, căng thẳng được giảm đúng cách.

Với liệu pháp này, người bệnh có thể tham khảo các tư thế như:

  • Tư thế xác chết
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế em bé hạnh phúc
  • Tư thế con bướm
Yoga giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, lo âu
Yoga giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, lo âu

3.5. Chữa rối loạn lo âu bằng thói quen sống tích cực

Lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố giúp cải thiện triệu chứng căng thẳng, lo âu hiệu quả. Vì vậy, thay vào thói quen sống thiếu khoa học như thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc… thì bạn nên tập ngủ sớm, dậy sớm, vận động thể dục, thể thao.

Việc tập thể dục phù hợp với thể lực là một phần quan trọng của quá trình điều trị rối loạn lo âu. Khi tập thể dục, chạy bộ, bơi lội… cơ thể sẽ tự sản sinh endorphin – hormone giúp bạn hạnh phúc và bình tĩnh hơn.

Ngoài ra, để đối phó với hội chứng rối loạn lo âu, bạn nên tập cho mình tinh thần vui vẻ, cười mỗi ngày khi giao lưu, tiếp xúc với mọi người. Hoặc, cho mình thời gian đọc truyện, xem những bộ phim hài hước. Những thói quen sống tích cực này sẽ giúp bạn cải thiện phần nào những áp lực, căng thẳng và lo âu trong cuộc sống.

Kết luận

Như vậy, thắc mắc “rối loạn lo âu có chữa được không” của anh Nguyễn Văn Long đã được chuyên gia giải đáp. Nếu còn băn khoăn nào, anh Long và độc giả có thể liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được giải đáp.

Hội chứng rối loạn lo âu không nguy hiểm, tuy nhiên lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất. Về lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bởi những lo âu thái quá. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh lý này, hãy chủ động thăm khám và tích cực điều trị.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều áp lực ngày càng khiến cho nhiều người mắc rối loạn lo âu.…

Bật mí 5 cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà dễ thực hiện

Rối loạn lo âu gây ra những hệ lụy lớn cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Bệnh cần…

0343446699