Chuyên gia YHCT giới thiệu 12 cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay
27/05/2024
Từ xa xưa, Y học cổ truyền có rất nhiều cây thuốc trị mất ngủ tốt. Cho đến hiện tại, những vị thuốc này vẫn được người dân sử dụng và được ứng dụng trong các sản phẩm an thần, chữa mất ngủ. Dưới đây là top 12 vị thuốc được nhiều người truyền tai nhau áp dụng.
1. Thuốc nam trị mất ngủ có tốt không?
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi tình trạng thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc không thể ngủ được vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài không những ảnh hưởng tới tinh thần mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như mệt mỏi, thiếu sức sống, tăng cân, mắc bệnh tim mạch…
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị mất ngủ, trong đó có sử dụng các thảo mộc thiên nhiên. Phương pháp này được đánh giá là có nhiều ưu điểm như:
- An toàn vì là thảo mộc thiên nhiên.
- Các bài thuốc dễ thực hiện tại nhà.
- Nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí.
- Có tác dụng giúp an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ.
- Ít tác dụng phụ hơn so với sử dụng tân dược.
Không chỉ Y học cổ truyền, Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các thảo dược có tác dụng hỗ trợ an thần, cải thiện mất ngủ. Vậy, đâu là cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay?
2. Top 12 cây thuốc trị mất ngủ TỐT, hiệu quả tức thì
Bình vôi, lạc tiên, xạ đen… là những cây thuốc trị mất ngủ được dân gian lưu truyền từ xa xưa cho đến nay. Hiện tại, những vị thuốc này cũng được bào chế thành các sản phẩm chữa mất ngủ nổi tiếng trên thị trường.
2.1. Bình vôi – Cây thuốc trị mất ngủ
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, Bình vôi là có vị đắng ngọt, tính lương, tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh. Vì vậy, thảo dược này có mặt trong nhiều bài thuốc điều trị mất ngủ.
Y học hiện đại cũng nghiên cứu và phát hiện ra hoạt chất Rotundin và L-Tetrahydropalmatin có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp dễ đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra, Rotundin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch, hệ hô hấp, hạ huyết áp, điều trị chứng hen suyễn. Từ đó, hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ.
Với Bình vôi, người bệnh có thể áp dụng như sau:
- Nghiền củ Bình vôi thành bột rồi ngâm với rượu gạo 40 độ theo tỷ lệ 1:5 (1 phần bột và 5 phần rượu).
- Ủ rượu Bình vôi trong vài ngày hoặc 1 tuần.
- Mỗi ngày dùng 1 chén nhỏ (5ml) rượu.
- Trường hợp mất ngủ nặng có thể dùng 10ml một ngày.
2.2. Cây Lạc tiên chữa mất ngủ
Cây Lạc tiên hay còn gọi là cây Nhãn lồng, Lồng đèn, Mắc mát… Đây là cây thân leo, mọc hoang ở những vùng ẩm ướt, nhiều nắng.
Theo Y học cổ truyền, Lạc tiên có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Vị thuốc có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, trong Lạc tiên chứa nhiều thành phần hoạt chất như Alcaloid, Flavonoid và các vitamin. Những thành phần này có tác dụng ngăn cản sự hoạt động của caffeine – nguyên nhân gây mất ngủ. Từ đó, cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn.
Ngoài ra, Lạc tiên còn giúp thanh lọc, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp an thần, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
Dùng Lạc tiên điều trị mất ngủ như sau:
- Đem toàn bộ dược liệu rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi.
- Mỗi lần dùng 15g sau đó hãm với nước sôi;
- Gạn lấy phần nước để dùng thay cho nước trà;
- Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày liền sẽ thấy sự thay đổi tích cực.
2.3. Lá Vông nem
Cây Vông nem là thân gỗ, trưởng thành có chiều cao tới 20m. Thân cây mọc dựng đứng, phân thành nhiều nhánh nhỏ tạo thánh tán, đặc biệt thân cây có gai nhỏ.
Trong một số tài liệu, lá Vông nem được xem là dược liệu quý trong điều trị chứng mất ngủ. Bởi, theo nghiên cứu loại lá cây này chứa hoạt chất có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc, điển hình là hoạt chất alkaloid. Ngoài ta, vị thuốc này còn được biết đến với tác dụng chống lão hóa, ổn định đường huyết, bảo vệ tim mạch.
Để cải thiện chứng mất ngủ với lá Vông, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 30g lá Vông, 50g lá Lạc tiên, 10g dâu tằm xanh.
- Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch với nước sau đó phơi trong bóng râm.
- Tiếp theo bạn cho nguyên liệu vào đun cùng với 1 lít nước chừng 20 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước cốt uống hết trong ngày.
2.4. Cây thuốc Đinh lăng trị chứng mất ngủ
Không chỉ là loại rau dân giã của người Việt, lá Đinh lăng còn là vị thuốc tốt với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có mất ngủ.
Y học hiện đại cho biết, trong dược liệu có các thành phần như: Vitamin B1, glycoside, alkaloid, saponin… Đồng thời, trong dịch chiết Đinh lăng có chứa hàng loạt các dưỡng chất hữu ích có khả năng ức chế MAO tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh. Nhờ đó, loại dược liệu này thích hợp dùng trong điều trị chứng mất ngủ.
Cách sử dụng:
- Dùng 100g lá và thân cây Đinh lăng rửa sạch rồi đem phơi khô.
- Mỗi lần dùng 10g hãm với nước trà và uống hết trong ngày.
2.5. Sử dụng cây Tam thất bắc
Bạn nghĩ sao về cây Tam thất bắc? Đây là một trong những vị thuốc nam nổi tiếng điều trị mất ngủ. Tâm thất bắc có tác dụng an thần tự nhiên, giúp ổn định thần kinh, cải thiện giấc ngủ.
Theo nghiên cứu, vị thuốc này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ. Đồng thời, Tam thất bắc còn ổn định huyết áp, tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện sức khỏe. Từ đó, giấc ngủ cũng được cải thiện đáng kể.
Cách sử dụng Tam thất bắc như sau:
- Cho 5g Tam thất bắc khô vào ấm trà, sau đó rót 200ml nước sôi tráng 1 lần.
- Tiếp theo, cho lượng nước sôi vừa đủ vào hãm như hãm trà.
- Gạn lấy nước và uống thay nước trà hàng ngày.


2.6. Cây Xạ đen – Vị thuốc dân gian nổi tiếng điều trị mất ngủ
Theo Y học cổ truyền, Xạ đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, vị thuốc này còn được biết đến với công dụng điều hòa huyết áp, tăng cường lưu thông máu, an thần. Vì vậy, Xạ đen được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ.
Để trị mất ngủ với cây Xạ đen, bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100g Xạ đen (dùng cả phần lá và thân).
- Rửa sạch dược liệu với nước muối loãng, sau đó đun sôi cùng 250ml nước.
- Khi nước thuốc cô đặc còn ½ so với lượng nước ban đầu thì tắt bếp, đợi nguội rồi sử dụng.
- Thực hiện cách chữa trên đều đặn hàng ngày cho tới khi triệu chứng mất ngủ thuyên giảm.
2.7. Tham khảo vị thuốc Xấu hổ
Xấu hổ hay còn có tên gọi là cây Trinh nữ, mắc cỡ, Hàm tu thảo…. Tuy là cây cỏ bình thường nhưng nó lại mang nhiều tác dụng chữa bệnh.
Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Xấu hổ có tính hàn, ít độc, có tác dụng an thần, tiêu viêm, hạ nhiệt, lợi tiểu. Vì vậy, chúng được người dân áp dụng thường xuyên để điều trị chứng mất ngủ.
Theo Y học hiện đại, cây Xấu hổ chứa nhiều hoạt chất được nghiên cứu có tác dụng thúc đẩy hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, dược liệu giúp kéo dài thời gian ngủ, ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn.
Để có một giấc ngủ ngon bạn có thể áp dụng với cây Xấu hổ như sau:
- Chuẩn bị 15g cây Xấu hổ, 10g Bạch môn, 15g nụ áo hoa tím, 10g Lạc tiên, 30g đất hoa vàng.
- Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm cùng 1 1 lít nước sạch, đun cho tới khi sôi rồi cho nhỏ lửa. Sau đó đun tiếp chừng 10 phút thì tắt bếp.
- Dùng nước đun được uống thay nước lọc trong ngày.
- Kiên trì thực hiện liên tục 1 tuần sẽ thấy chứng mất ngủ, khó ngủ được cải thiện.


2.8. Mất ngủ uống ngay lá dâu tằm
Nếu bạn đang thắc mắc mất ngủ uống cây thuốc nam gì thì dâu tằm là một gợi ý rất hay. Theo tài liệu Y học cổ truyền, dâu tằm không chỉ có công dụng thanh nhiệt, trừ phong, lọc máu mà còn giúp giảm đau đầu, suy nhược cơ thể, cải thiện mất ngủ. Để chữa bệnh mất ngủ bằng lá dâu tằm, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau:
- Chuẩn bị một nắm lá dâu tằm chừng 50g, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho dâu tằm vào nồi nước, đun sôi chừng 20 phút để các dưỡng chất ngấm vào nước.
- Dùng nước dâu tằm để uống thay nước lọc hàng ngày, uống kiên trì 1 tuần sẽ thấy tác dụng.
2.9. Trà tim sen giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn
Tim sen cũng là vị thuốc chữa mất ngủ tốt được nhiều người áp dụng. Bởi, dược liệu này có tác dụng an thần, thanh nhiệt cơ thể tốt.
Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra tim sen chứa nuciferin và nelumbin. Đây là hoạt chất có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ, làm bình dục tính. Đồng thời, dịch chiết tim sen cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu, rất tốt cho người đang mắc bệnh về tim mạch.
Cách sử dụng tim sen như sau:
- Tim sen mua về rửa sạch, sao khô.
- Mỗi ngày lấy 1 lượng nhỏ chừng 10g hãm với nước sôi, uống thay trà.
2.10. Cây Nữ lang – Vị thuốc quý cải thiện chứng mất ngủ
Theo GS Đỗ Tất Lợi – Cây thuốc Việt Nam, trong Y học cổ truyền, Nữ lang có vị ngọt, tính ấm, không độc. Dược liệu giúp lợi trung tiện, an thần, minh tâm, thông kinh. Vì vậy có thể sử dụng làm thuốc an thần, giảm lo âu, phiền muộn, chữa mất ngủ.
Còn nghiên cứu Y học thì cho biết, trong Nữ lang có hai hoạt chất chính là Acid valerenic và Phytomelatonin. Trong đó Acid valerenic có tác dụng gắn vào thụ thể GABA (acid duy trì hoạt động của não bộ và giấc ngủ) ngăn chặn căng thẳng, bất an. Từ đó, cải thiện tình trạng lo lắng, an thần, ngủ ngon. Phytomelatonin giúp bổ sung melatonin thực vật, tạo cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, Nữ lang có nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ cải thiện mất ngủ, khó ngủ trên thị trường.
Cách sử dụng Nữ lang cải thiện mất ngủ:
- Dùng 15g lá, thân, rễ cây Nữ lang, rửa sạch với nước.
- Sau đó cho tất cả vào nồi nước đun sôi để uống thay trà mỗi ngày.
2.11. Uống trà hoa cúc để ngủ ngon giấc
Hoa cúc là một thảo dược được biết đến với tác dụng thư giãn. Nghiên cứu cũng cho thấy hoa cúc có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm lo lắng, cải thiện chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu đã được thực hiện ở phụ nữ sau khi sinh ít bị mất ngủ, khó ngủ hơn sau khi dùng trà hoa cúc 2 tuần. Các chuyên gia cho biết, hoạt chất flavonoid trong hoa cúc giúp thư giãn thần kinh, từ đó giảm căng thẳng, mất ngủ.


2.12. Ngũ vị tử
Ngũ vị tử là dược liệu quý có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng, nhức đầu, cải thiện suy nhược thần kinh… Cây thuốc này cũng chứa vitamin C, axit amin, khoáng chất nhằm nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Với Ngũ vị tử, các thầy thuốc thường kết hợp với Nhân sâm, Kỷ tử để ngâm rượu. Uống 20ml rượu thuốc Ngũ vị tử mỗi ngày giúp giảm mệt mỏi, cải thiện suy nhược thần kinh, giảm mất ngủ.
3. Chuyên gia chia sẻ lưu ý khi sử dụng các cây thuốc chữa mất ngủ
Mặc dù các cây thuốc kể trên có ưu điểm an toàn, dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý những điều sau khi thực hiện:
- Không nên lạm dụng những dược liệu trên, chỉ nên dùng thời gian tối đa 2 tuần. Sau đó, người bệnh nên ngưng lại một thời gian rồi mới dùng tiếp.
- Các bài thuốc từ cây thuốc nam có tác dụng chậm, vì vậy người bệnh cần kiên trì.
- Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc hay bài thuốc nam nào.
- Những cây thuốc nam kể trên chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không mang lại tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, nếu đã áp dụng mà không cải thiện, người bệnh nên thăm khám bác sĩ.
- Nên thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là không để áp lực, stress khiến cơ thể mệt mỏi.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể để nâng cao sức khỏe.
- Hàng ngày hãy bớt chút thời gian thể dục, thể thao giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Ngoài ra, người bị mất ngủ nên tham khảo các sản phẩm thảo dược uy tín trên thị trường. Đây cũng là phương pháp an toàn, hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
Như vậy, bài viết vừa giới thiệu top 12 cây thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay. Hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè nếu chẳng may bị hội chứng mất ngủ. Nếu còn băn khoăn nào muốn được giải đáp vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được hỗ trợ tư vấn.
Xem thêm:
- 18 cách chữa mất ngủ không dùng thuốc – Đơn giản nhưng rất hiệu quả
- Mẹo chữa mất ngủ dân gian – Bí kíp giúp bạn vào giấc và ngủ sâu
- Mất ngủ nên làm gì? – Chuyên gia chỉ bạn cách này